Kỹ thuật chống thấm

Hiện nay có 2 kỹ thuật chống thấm  bao gồm chống thấm thuận và chống thấm nghịch

Chống thấm thuận là gì?

Chống thấm thuận là chống thấm từ bên ngoài, nghĩa là xử lý chống thấm dột cùng chiều tác động của nước xâm nhập, nước đi theo chiều nào, vật liệu chống thấm sẽ được liên kết theo chiều đó. Đây là phương pháp xử lý phổ biến nhất và luôn được ưu tiên cân nhắc đầu tiên.

Các trường hợp thường sử dụng phương pháp chống thấm thuận

Có rất nhiều trường hợp thường được lựa chọn giải pháp chống thấm thuận, ví dụ như:

Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh
Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh

Ưu, nhược điểm của phương pháp chống thấm thuận

Ưu điểm phương pháp chống thấm thuận

Nhược điểm phương pháp chống thấm thuận

Chống thấm thuận phụ thuộc nhiều vào không gian, vị trí cần chống thấm nên không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng phương pháp này.

Vật liệu chống thấm thuận

Các vật liệu thường dùng thi công chống thấm thuận
Các vật liệu thường dùng thi công chống thấm thuận

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vật liệu chống thấm thuận, được sử dụng rỗng rãi vẫn là một số loại sau:

Màng Bitum

Đây là một sản phẩm được thiết kế dưới dạng tấm hoặc cuộn. Với hợp chất chủ yếu là polime tổng hợp nên mang đến hiệu quả chống thấm cao. Hơn nữa, màng bitum có độ bám dính và đàn hồi cao nên thường được sử dụng tại các bề mặt có nhiều sự va đập, nhiều tác động của nhiệt độ môi trường như khu vực sân thượng, khu vực mái, khu tầng hầm, khu móng nhà.

Sơn chống thấm thuận

Sơn chống thấm là một hợp chất hóa học dạng nước, nó bao gồm các liên kết hóa học chặt chẽ, kết hợp cùng độ co giãn của chất keo cao, tạo thành một lớp màng sơn có khả năng bảo vệ bề mặt công trình như tường bê tông, xi măng, sàn nhà… Nhờ có lớp sơn này mà công trình xây dựng sẽ tránh được tình trạng thấm dột, giúp nó trở nên kiên cố và vững bền hơn trước những hiện tượng thời tiết cực đoan. Một số loại sơn chống thấm hiệu quả cao như: Dulux weathershield, Jotun waterguard, Kova CT-11A,…Những loại sơn này được ứng dụng rộng rãi trong chống thấm tường nhà.

Sika chống thấm 

Với các đặc tính như: khả năng bám dính tốt độ bền bĩ cao, co giãn siêu tốt, chịu áp lực cường độ lớn, chống lại việc hình thành các vết nứt, không bị ăn mòn, thân thiện với môi trường. Do đó Sika chống thấm được sử dụng phổ biến trong dịch vụ chống thấm nước cho các hạng mục công trình xây dựng như chống thấm sân thượng, sê nô,  tầng hầm, chống thấm nhà vệ sinh, hồ bơi, bể nước, trần hay chống thấm tường nhà,…

Keo chống thấm thuận

Keo chống thấm dột là một trong những vật liệu thi công tương đối phổ biến. Mặc dù không hẳn phổ thông như các loại màng chống thấm, hay các hóa chất lỏng chống thấm. Nhưng keo chống thấm cũng khá quan trọng và thường được dùng vào các mục đích như: Chống thấm khe tường, trần nhà, cổ ống, chống dột mái tôn,…Một số keo chống thấm thông dụng như: Silicone Apollo 500, Neomax 820, Sika Multiseal, Keo TX911,…

Trên đây là một số vật liệu chống thấm được dùng phổ biến hiện nay, tùy vào hiện trạng của mỗi công trình mà sử dụng vật liệu chống thấm cho phù hợp. Lời khuyên cho bạn là hãy tìm đến các nhà thầu chống thấm uy tín, họ sẽ giúp bạn lựa chọn vật liệu và đưa ra phương án xử lý chống thấm triệt để.

Để giúp bạn có cái nhìn trực quan về phương pháp chống thấm thuận, chúng tôi hướng dẫn các bạn quy trình chống thấm sàn bê tông bằng cách sử dụng phương pháp chống thấm thuận, mời các bạn cùng tham khảo nhé.

Quy trình chống thấm sàn bê tông bằng Flintkote 3

Shell Flintkote 3 là nhũ tương bi-tum một thành phần, sơn phủ chống thấm trên bê tông, đá, tấm lợp và kim loại để bảo vệ bề mặt nằm ngang hoặc thẳng đứng. Flintkote 3 thi công rất đơn giản, lăn quét phun, cán dễ dàng tại công trường.

Để thi công chống thấm Flinkote hiệu quả, chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Dùng máy mài các mãng bám trên sàn sau đó dùng máy xịt nước áp lực cao vệ sinh sạch sẽ bề mặt. Hãy đảm bảo bề mặt cần chống thấm được bằng phẳng, khô, sạch, không có dầu mỡ, bụi bẩn để Flinkote có điều kiện kết dính tốt nhất.

Bước 2: Quét lớp lót Flinkote

Tiến hành quét một lớp lót Flinkote No.3 pha theo tỉ lệ 1:1 với định lượng 0.2 lít/m2 và chờ lớp lót thẩm thấu hoàn toàn vào bề mặt cần chống thấm.

Bước 3: Quét lớp chống thấm lần 1

Sau khi lớp lót đã khô, tiến hành quét lớp lót Flinkote nguyên chất với định lượng 0.5 lít/m2. Khi quét nên quét theo một chiều.

Bước 4: Quét lớp chống thấm lần 2

Khi lớp chống thấm lần một đã khô, tiếp tục quét lớp Flinkote thứ hai với định lượng như lần một nhưng quét theo chiều vuông góc với lớp ban đầu. Sau đó, vảy nhẹ và đều một lớp cát khô mỏng lên lớp Flinkote vừa quét xong.

Bước 5: Phủ lớp vữa xi măng cát hoặc lát gạch

Cuối cùng, tiến hành phủ ngoài một lớp vữa xi măng hoặc lát gạch chống ngấm để hoàn tất việc chống thấm một cách triệt để.

Thi công chống thấm sàn bê tông bằng Flintkote 3
Thi công chống thấm sàn bê tông bằng Flintkote 3

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu toàn bộ về chống thấm thuận cho hạng mục công trình. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn giải đáp phần nào về vấn đề bạn đang gặp phải. Việc thi công chống thấm cơ bản phải dựa trên sự phối hợp đồng bộ ngay từ đầu giữa các phần thiết kế, lựa chọn chủng loại vật liệu, kỹ thuật thi công, quá trình sử dụng và bảo trì, bảo dưỡng công trình. Và để đạt được điều này, bạn nên lựa chọn cho công trình mình một nhà thầu tin cậy.

Bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc thi công các công trình có tính chất tương tự, Nhà Việt hứa hẹn sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình phương pháp chống thấm triệt để, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0911.335.339 để được tư vấn các giải pháp chống thấm miễn phí